Bộ nhớ ngoài (bộ nhớ thứ cấp) được sử dụng để lưu trữ dữ liệu, có thể tách rời máy tính. Bộ nhớ ngoài bao gồm những thiết bị nào? Nên chọn loại nào để lưu trữ dữ liệu? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của mình để biết về các phân loại bộ nhớ ngoài
Bộ nhớ ngoài là gì? Thực hiện chức năng nào?
Bộ nhớ ngoài là phần bộ nhớ máy tính gắn bên ngoài, được sử dụng để mang đi, mang lại giữa các máy tính. So với bộ nhớ trong, chi phí cho mỗi Gigabyte của bộ nhớ ngoài thấp hơn nhiều, tuy nhiên tốc độ đọc ghi lại chậm hơn rất nhiều.
Bộ nhớ ngoài thực hiện 2 chức năng chính:
- Lưu trữ dữ liệu ngay cả khi tắt máy, thực hiện lưu trữ thông tin lâu dài
- Hỗ trợ bộ nhớ trong khi dữ liệu chưa cần sử dụng ngay chuyển từ RAM ra bộ nhớ ngoài.
Ngoài ra, một số thiết bị thuộc bộ nhớ ngoài còn hỗ trợ máy tính khởi động chương trình, đảm bảo máy chạy ổn định, mượt mà hơn.
Phân loại bộ nhớ ngoài
Bộ nhớ ngoài bao gồm những thiết bị sau đây: bộ nhớ từ (đĩa cứng, đĩa mềm), bộ nhớ quang (CD, DVD), bộ nhớ bán dẫn (flash disk, thẻ nhớ)…
Bộ nhớ từ
Đĩa mềm
Đĩa mềm là phương tiện lưu trữ từ tính, có hình tròn mềm tương tự băng từ. Cả 2 bề mặt của nó đều được sử dụng để lưu trữ thông tin. Đĩa mềm được sử dụng chủ yếu cho việc phân phối các phần mềm và dữ liệu máy tính. Chúng có cấu tạo một phần giống các ổ đĩa cứng nhưng mọi chi thiết bên trong có yêu cầu thấp hơn.
Bộ nhớ ngoài bao gồm những thiết bị gì?- Đĩa mềm
Vì khả năng lưu trữ hạn chế nên công nghệ đĩa mềm đã bị “khai tử” nhường chỗ cho những công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn.
Đĩa cứng – Phân loại bộ nhớ ngoài
Đĩa cứng là phần đĩa được gắn sẵn trong ổ cứng. Tuy có cấu trúc khá phức tạp nhưng cách định vị thông tin thì tương tự như đĩa mềm. Nó sở hữu tốc độ đọc ghi khá nhanh 5400 – 7200 vòng/phút.
Ổ cứng SSD
Hiện nay có 2 loại ổ cứng phổ biến là: SSD và HDD. Trong đó SSD được ưa chuộng hơn hẳn vì tốc độ xử lý dữ liệu, thông tin nhanh hơn.
Bộ nhớ quang
Khi nhắc đến bộ nhớ ngoài bao gồm những thiết bị nào, ta không thể bỏ qua bộ nhớ quang, bao gồm các loại đĩa quang. Đĩa CD, DVD là các loại đĩa quang chế tạo bằng chất dẻo. Khi laze chiếu vào bề mặt đĩa quang sau đó phản xạ lại trên đầu thu và giải mã chúng thành tín hiệu.
Khác với các loại đầu đọc đĩa nhạc thông thường, ổ đĩa quang không thể trao đổi dữ liệu độc lập mà nó phải giao tiếp với máy tính và nhận lệnh điều khiển từ máy tính.
Đĩa CD – Phân loại bộ nhớ ngoài
Hướng dẫn bạn cách nhận biết tính năng ghi đọc trên ổ đĩa quang:
- Với ổ đĩa CD: Nếu là CD-R hoặc CD-ROM thì chỉ đọc được đĩa CD. Nếu CD-RW thì có thể vừa đọc và ghi dữ liệu trên CD.
- Đối với DVD: DVD-R hoặc DVD-ROM có thể đọc được đĩa CD. Nếu ghi DVD/CD-RW có thể đọ được CD, DVD và ghi được đĩa CD trắng. Nếu DVD-RW có thể đọc và ghi dữ liệu trên DVD và CD.
Thiết bị nhớ flash (USB)
Để sử dụng ổ đĩa flash, bạn cần cắm ổ đĩa vào cổng USB. Sau khi hoàn thành, trên màn hình sẽ xuất hiện thông báo rằng ổ đĩa flash đã được chèn vào và nội dung ổ đĩa sẽ xuất hiện trên màn hình tương tự như những ổ đĩa khác trên máy tính.
Việc sử dụng USB để lưu trữ dữ liệu có khá nhiều ưu điểm như: kích thước nhỏ gọn, dung lượng lớn, dễ sử dụng…
USB – Phân loại bộ nhớ ngoài
Mặc dù hệ thống nhớ bao gồm khá nhiều thiết bị nhưng trong số chúng, ổ đĩa cứng và USB chính là 2 loại hiện nay còn được sử dụng nhiều. Trong đó, ổ cứng được xem như một phần không thể thiếu trong máy tính để bàn.
Ổ cứng SSD- Thiết bị lưu trữ ngoài bán chạy nhất
Lý do nào khiến ổ cứng trở thành thiết bị quan trọng?
Không chỉ thực hiện chức năng lưu trữ dữ liệu như USB, ổ cứng còn có nhiều công dụng khác như: Phụ trách công việc liên quan trực tiếp đến vấn đề: tốc độ khởi động, tốc độ sao chép dữ liệu, độ an toàn của dữ liệu cá nhân. Chất lượng, thông số của ổ cứng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ này.
Phần mềm, game được cài đặt về máy đều sẽ được lưu trữ tại ổ cứng của máy tính. Ngoài ra, ổ cứng còn chịu trách nhiệm chia sẻ “gánh nặng” cho RAM.
Ưu điểm của ổ cứng SSD so với HDD
Trên thị trường hiện nay có 2 loại ổ cứng là SSD và HDD. Tuy mức giá cao hơn nhưng nhờ sở hữu nhiều ưu điểm, SSD đang “áp đảo” HDD. Một số ưu điểm của ổ cứng SSD:
- Hoạt động ổn định hơn
- Sở hữu khả năng chống sốc cực tốt
- Tốc độ nhanh vượt bậc so với HDD
- Độ bền cao hơn
- Hoạt động êm, mượt, tiếng ồn thấp
Cũng vì lý do đó mà bất cứ máy tính để bàn nào hiện nay cũng cần có một ổ cứng SSD để lưu trữ dữ liệu.
Trên đây là bài viết tổng hợp liên quan đến vấn đề bộ nhớ ngoài bao gồm những thiết bị gì của mình. Hy vọng sau bài viết bạn đã biết các phân loại bộ nhớ ngoài. Đừng quên theo dõi những bài viết khác.