Để vận hành tốt, hệ thống máy tính được cấu tạo từ rất nhiều bộ phận, trong đó có ở nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Bạn cần hiểu rõ công dụng của từng hạ tầng để biết cách sử dụng hiệu quả. Trong bài hôm nay, mình sẽ giới thiệu về Rom và Rom là bộ nhớ trong hay ngoài.
1. Rom là gì? Rom là bộ nhớ trong hay ngoài
Bộ nhớ trong là khái niệm chỉ các loại loại bộ nhớ được lắp đặt sẵn và sử dụng trong các thiết bị điện tử, có tác dụng lưu trữ tạm thời các dữ liệu và chương trình, giảm áp lực của vi xử lý, giúp hệ thống xử lý dữ liệu nhanh hơn.. Bộ nhớ trong thường có 2 loại chính: Bộ nhớ chính (RAM, ROM) và bộ nhớ đệm (Cache). Như vậy, bạn có thể trả lời ngay được câu hỏi Rom là bộ nhớ trong hay bộ nhớ ngoài rồi đúng không.
ROM (Read Only Memory) là bộ nhớ trong – bộ nhớ chỉ đọc, không khả biến dùng trong các máy tính hay hệ thống điều khiển. Chúng không có chức năng ghi và chứa các chương trình giúp máy tính khởi động. Khác với Ram, Rom giữ lại nội dung ngay cả khi tắt máy tính.
Rom được phân chia thành nhiều loại được phát triển từ năm 1932 và đang ngày càng cải tiến với dung lượng lưu trữ tốt hơn.
2. Cấu trúc bên trong của ROM
Cấu trúc bên trong bao gồm hai thành phần cơ bản: bộ giải mã và cổng OR. Bộ giải mã là một mạch giải mã một dạng được mã hóa (chẳng hạn như hệ thập phân được mã hóa nhị phân, BCD sang dạng thập phân. Tất cả các cổng OR có trong ROM sẽ có đầu ra của bộ giải mã Bạn có thể thấy ví dụ về ROM 64 x 4 như sau:
Cấu trúc của rom trong máy tính được triển khai phức tạp hơn , gồm có 4 phần cơ bản là bộ giải mã hàng, bộ giải mã cột, máng thanh ghi và bộ đệm đầu ra.
Máng thanh ghi
Mỗi thanh ghi chứa một từ 8bit, là bộ phận lưu trữ dữ liệu được lập trình vào ROM, được sắp xếp theo ma trận vuông. Mỗi thanh ghi bao gồm một ô nhớ bằng số kích thước từ. Lưu ý rằng những thanh ghi này không thể lưu trữ thêm dữ liệu.
Vị trí của từng thanh ghi được định rõ qua số hàng và số cột cụ thể, mỗi thanh ghi có 2 đầu vào cho phép
Bộ giải mã địa chỉ
Mã địa chỉ sẽ uyết định thanh ghi nào trong dãy được phép đặt từ dữ liệu 8 bit của nó vào đường truyền. Có 2 bộ giải mã: bộ giải mã chọn hàng và chọn cột.
Bộ đệm đầu ra
Bộ phận này thường sử dụng mạch đệm 3 trạng thái. Khi ở mức thấp, bộ đệm đầu ra chuyển dữ liệu này ra ngoài. Khi Ở mức cao, nó sẽ ở trạng thái trở kháng cao
3. Chức năng của rom
Với định nghĩa Rom là bộ nhớ trong hay ngoài, Như đã nói ở mục trên, Rom là loại bộ nhớ trong đó dữ liệu đã được thiết lập trước và chứa các chương trình giúp máy tính khởi động, nếu không có Rom chắc chắn bạn sẽ không sử dụng được máy tính.
Ngoài ra, rom còn giúp cho những thiết bị chạy bằng hệ điều hành android (điện thoại) trở nên mượt mà, nhanh hơn.Thế nhưng việc up rom trên điện thoại cần phải hết sức chú ý, để tránh những hiện tượng giật, lag, treo máy.
Sử dụng để lưu trữ chương trình: bằng dạng lưu trữ không khả biến (lưu trữ được dữ liệu ngay cả khi tắt nguồn) để lưu trữ chương trình ban đầu chạy khi máy tính được bật.
Sử dụng để lưu trữ dữ liệu không sửa đổi trong suốt vòng đời của thiết bị.
Lưu trữ các bảng tra cứu để đánh giá các hàm toán học và logic. Điều này đặc biệt hiệu quả khi CPU bị chậm.
4. Phân Loại Rom
Sau khi giải đáp được Rom là bộ nhớ trong hay ngoài, chúng ta hãy cùng phân loại chúng. ROM được chia làm nhiều loại, trong đó có một số bộ nhớ được sử dụng nhiều như sau:
MROM (bộ nhớ cũ nhất)
Thực ra loại Rom này đã bị khai tử và không còn thiết bị nào dùng đến nó nữa, nhưng Nhân Hòa vẫn muốn giới thiệu đến bạn vì nó là loại bộ nhớ ROM lâu đời nhất. Đặc điểm của nó là được làm bằng mạch tích hợp, được lập trình trong quá trình sản xuất và không thể sửa đổi, lập trình lại hoặc xóa sau này.
PROM (Bộ nhớ chỉ đọc có thể lập trình)
PROM là một phiên được sản xuất dưới dạng bộ nhớ trống của ROM. Nó sẽ được lập trình sau khi sản xuất.
Lập trình viên có thể chọn một đường dẫn cụ thể cho dòng điện chạy qua Rom bằng gửi một điện áp cao qua chúng để đốt cháy các cầu trì. lập trình viên sẽ thiết lập nó theo nhu cầu sử dụng của mình. Một khi nó đã được lập trình, dữ liệu không thể sửa đổi sau này.
chúng ta thường gặp bộ nhớ này trong điện thoại di động, bảng điều khiển trò chơi điện tử, thiết bị y tế, thẻ RFID, v.v.
EPROM (Bộ nhớ chỉ đọc có thể xóa và có thể lập trình)
EPROM cũng là một loại ROM có thể được lập trình, tuy nhiên nó có thể xóa và sửa đổi. Bạn cần một thiết bị đặc biệt gọi là bộ lập trình PROM hoặc bộ ghi PROM để lập trình lại EPROM.
Loại Rom này thường được sử dụng trong một số bộ điều khiển vi mô để lưu trữ chương trình
EEPROM (Bộ nhớ chỉ đọc có thể xóa và lập trình bằng điện)
Đây là loại Rom có thể xóa và lập trình lại đến 10000 lần. Thao tác xóa và lập trình lại bằng điện mà không cần sử dụng tia cực tím. Thời gian truy cập từ 45 đến 200 nano giây.
Khác với bộ nhớ flash, Dữ liệu trong bộ nhớ này được ghi hoặc xóa từng byte chứ không phải theo khối. Thường được sử dụng để lưu trữ một lượng nhỏ dữ liệu trong các hệ thống và thiết bị máy tính, điện tử như bảng mạch.
ROM FLASH
Bạn có thể xem nó là phiên bản nâng cấp của EEPROM. Nó lưu trữ thông tin trong các ô nhớ được tạo ra từ các bóng bán dẫn cổng nổi. Với loại Rom này bạn có thể xóa hoặc ghi các khối dữ liệu khoảng 512 byte chứ không phải 1 byte, nên về tốc độ nó nhanh hơn EEPROM nhiều lần.
Ưu điểm của loại Rom này là bạn có thể được lập trình lại mà không cần gỡ khỏi máy tính. Thời gian truy cập của khoảng 45 đến 90 nano giây, rất cao. Có thể chịu nhiệt độ cao và áp suất lớn, độ bền cao nhất trong tất cả các loại Rom trên thị trường hiện nay.
loại Rom này thường được sử dụng để lưu trữ và truyền dữ liệu giữa máy tính cá nhân và các thiết bị kỹ thuật số. Được sử dụng trong ổ đĩa flash USB, máy ảnh kỹ thuật số, máy nghe nhạc MP3,modem và ổ cứng thể rắn (SSD).
5. Ưu điểm của ROM
Với các hiểu biết về Rom là bộ nhớ trong hay ngoài, chúng ta có thể tổng kết được ưu điểm của Rom như sau:
– Bộ nhớ này không bị mất khi tắt nguồn
– Đây là một dạng bộ nhớ Tĩnh và không yêu cầu phải cập nhật mới.
– Có giá thành rẻ hơn Ram
– Với các phiên bản Rom mới hiện nay, dung lượng lưu trữ và cách sử dụng được nâng cấp và linh hoạt hơn rất nhiều.
Qua bài viết các bạn đã biết câu trả lời cho câu hỏi ROM là bộ nhớ trong hay ngoài rồi. Rom là bộ nhớ trong, phân loại được các loại Rom và chức năng của nó. Khi sử dụng hoặc nâng cấp máy tính, bạn nên quan tâm đến các thiết bị hạ tầng để không làm hỏng hoặc khiến nó bị lỗi.