Trong thực tế, người dùng không những nhìn thấy đối tượng đồ họa 3D nổi (như hình nổi ở trang cuối báo Hoa học trò đã đăng trước kia), điều khiển (xoay, di chuyển,..) được đối tượng trên màn hình (như trong game), mà còn sờ và cảm thấy chúng như có thật. Ngoài khả năng nhìn (thị giác), nghe (thính giác), sờ (xúc giác), các nhà nghiên cứu cũng đã nghiên cứu để tạo các cảm giác khác như ngửi (khứu giác), nếm (vị giác). Tuy nhiên hiện nay trong VR các cảm giác này cũng ít được sử dụng đến. Cùng tìm hiểu về Google Cardboard nhé.
Google đã làm điều đó như thế nào?
Để tạo nên 1 hệ thống kính thực tế ảo VR(thực tại ảo) cần có google cardboard với 1 chiếc điện thoại android <5.5” và những app thiết kế riêng để sử dụng với google cardboard. Những app này sẽ chia đôi màn hình thành 2 phần bằng nhau và chiếu hình ảnh tương ứng với góc nhìn đến từ mỗi mắt và 2 chiếc lens trên google cardboard với tiêu cự, độ lồi phù hợp sẽ hợp nhất hình ảnh từ 2 mắt lại thành 1 hình ảnh 3d đồng nhất, đây chính là công nghệ 3d side by side, một ưu điểm rất lớn của 3d sbs là việc chỉ cần dùng lens trong suốt nên màu sắc tái tạo lại hoàn toàn nguyên vẹn, k bị thay đổi như việc dùng các loại kính màu.
Hiển thị hình ảnh 3d mới chỉ là 1 phần, để tạo nên 1 thiết bị vr thì cần kết hợp với cảm biến chuyển động trên thiết bị android, các app sau khi nhận thông được thông tin sẽ thay đổi hình ảnh tùy theo chuyển động của chúng ta, mặc dù mới ở dạng đơn sơ nhất: quay trái, quay phải, nhìn lên trên, xuống dưới nhưng đó đã là một trải nghiệm tuyệt vời. Ngoài ra thì Google Cardboard còn có 1 nút ấn thiết kế rất thông minh gắn ở bên trái bao gồm 2 chiếc nam châm, một chiếc gắn ở mặt ngoài, trên 1 rãnh có thể di chuyển được nằm trên 1 rãnh có một chiếc gắn cố định ở mặt trong. Khi ta gạt nam châm ở mặt ngoài di chuyển trên rãnh thì chiếc nam châm cố định ở mặt trong sẽ khiến cho chiếc nam châm ở mặt ngoài quay trở về vị trí cũ. Chiếc điện thoại android với cảm ứng điện từ sẽ nhận ra chuyển động này và gửi lệnh đến app, một thiết kế đơn giản mà cực kì thông minh!
Tất nhiên Google Cardboard vẫn chỉ là một sản phẩm mang tính chất ý tưởng nhằm giới thiệu cộng nghệ VR đến với tất cả mọi người nên hình thái của nó còn rất sơ khai, mặc dù chất liệu carton làm ra chiếc kính này khá chắc chắn so với mấy loại thùng carton thông thường nhưng về lâu dài thì chắc chắn Google Cardboard không bền như các loại kính làm bằng nhựa.
II) Cảm giác thực tế sử dụng Google Cardboard
Thực tại ảo:
Thử với app “Dive Deep”, chúng ta sẽ được lăn xuống dưới biển sâu với đủ loài cá bơi lượn: từ cá heo, cá mập đến cả những chú cá voi khổng lồ. Nhiệm vụ của bạn đơn giản chỉ là nhìn ngó xung quanh chứ không được điều khiển gì cả, khá là gò bó nhưng cảm giác rất tuyệt: chỉ nhìn những chú cá voi mà mình cũng cảm thấy chút sợ hãi vì độ khổng lồ của chúng của, nhiều lúc những chú cá heo bơi qua rồi quẫy đuôi vào mặt khiến mình giật mình né sang 1 bên hay những lúc quay sang bên cạnh thì giật mình khi thấy một con cá mập đang bơi ở ngay bên cạnh.
Tiếp theo là một game kinh dị: “Hall of Fear”. Mình không phải là một người nhát gan lắm, chơi mấy game kiểu Doom 3, Resident cũng thấy bình thường, thỉnh thoảng hơi giật mình tí nhưng thử với Hall of Fear thì khác hẳn một cảm giác vô cùng thật đến lạnh sống lưng, khi đeo kính vào cảm giác như chỉ còn mỗi một mình mình trong hàng lang tối om mà không biết phía trước có thể xuất hiện những thứ gì, một cảm giác cô đơn, trống trải, hoang mang, tách biệt với thế giới bên ngoài kết hợp cùng những âm thanh nỉ non, tiếng khóc của một cô bé, tiếng gió lùa … chưa bao giờ mình có cảm giác thật và sợ hãi đến vậy, một cảm giác vô cùng tuyệt vời mà mình chưa từng có khi chơi bất cứ game hay khi xem bộ phim kinh dị nào. Tưởng tượng nếu sau này khi chúng ta có thể thao tác bằng cử động trong game, đồ họa đẹp hơn, cốt truyện tốt hơn thì thực sự công nghệ VR sẽ chắp cánh cho các game 3D, đặc biệt là các game kinh dị làm cho chúng thật hơn bao giờ hết nhưng mong là không có ai nhìn thấy quái vật trong game mà sợ đến mức phải đập máy =))
Xem phim 3D bằng Google Cardboard
Lúc đầu chưa kiếm được nguồn 3d chất lượng cao mình đã xem thử vài clip trên youtube và thấy khá thất vọng khi mà cảm giác không được nổi lắm và tách lớp khá là kém, hiệu ứng 3d mờ nhạt nhưng sau khi down được các clip chất lượng cao rồi thì xem rất tuyệt, màu sắc hoàn hảo, độ tách lớp rất tốt, nếu nhìn tập trung vào một vật thể sẽ dễ dàng cảm nhận được độ sâu của nó, khoảng cách so với các vật thể phía trước và phía sau. Test thử với clip Thriller hiệu ứng 3d là vô cùng rõ nét, có những đoạn mà mình thấy bàn tay vươn ra khỏi màn hình hay lúc tên tướng cướp cầm kiếm chọt chọt, cảm giác như mình bị đâm vào mặt đến nơi rồi :v. Test tiếp với clip food fight, đúng như tên clip, một trận chiến đồ ăn, mọi người quăng gạch vào mặt nhau lia lại và mình cũng phải ra sức né mặc dù biết là chẳng có cục gạch nào bay vào mặt mình. Tuyệt!
Mình còn test rất nhiều clip và phim khác như Avenger, Jurassic Park… và kết luận là hiệu ứng 3d không thua gì khi đi xem ngoài rạp, rất là mãn nhãn.
Xem phim IMAX?
Sử dụng một app có tên VR Cinema và bạn có thể xem bất kì một clip 2d nào với khung hình lớn như khi xem ngoài rạp. Sau khi thử nghiệm app này với 1 số clip, mình đã phải há hốc mồm ra, vô cùng kinh ngạc, cảm giác phê khó tả, phải nói là choáng ngợp trước độ lớn của hình ảnh mà chiếc kính này mang lại, cảm giác như đang xem phim ngoài rạp, thậm chí là còn đã hơn vì khung hình tràn đấy, chiếm chọn lấy toàn bộ góc nhìn của mắt. Đây có lẽ là tính năng tuyệt nhất mà chiếc kính này mang lại đối với mình, mỗi ngày khi đeo chiếc kính lên và xem 1 clip mình vẫn không khỏi ngạc nhiên trước những gì hiện ra trước mắt.
Kết luận
Ưu điểm:
– Trải nghiệm xem phim, 3d, VR tuyệt vời
– Giá thành rẻ (so với các thiết bị VR như Oculus Rift có giá cả chục triệu )
– Màu sắc hoàn toàn nguyên vẹn khi xem 3d
– Cách sử dụng đơn giản
Nhược điểm:
– Hiện tại có rất ít app VR
– Độ bền không cao
– Trông khá là rẻ tiền
– Xem nhanh mỏi mắt (thường thì mình chỉ xem được tầm 5 phút là phải bỏ kính ra)
– Hình ảnh không được sắc nét ( điều này là rất dễ hiểu khi khoảng cách nhìn quá gần, mình dùng với Galaxy S3 thì màn Amoled + ppi chỉ có hơn 300 xem rất rỗ, sử dụng HTC One ppi 441 thì đẹp hơn rất nhiều, chắc khi dùng G3 màn 2k ppi hơn 500 thì sẽ còn đẹp hơn nữa)
Có thể thấy Google Cardboard hiện tại chỉ mới ở dạng sơ khai và chỉ là 1 thiết bị để trình diễn công nghệ nên còn rất nhiều nhược điểm, nó hoàn toàn không phải là 1 thiết bị dùng để thay thế các giải pháp VR đắt tiền như Oculus Rift nhưng những trải nghiệm cơ bản mà nó mang lại vẫn sẽ khiến bạn phải kinh ngạc và mong chờ cái ngày mà công nghệ VR phát triển, nằm trong tầm tay của mọi người.