Cùng là bộ nhớ, thực hiện chức năng lưu trữ dữ liệu nhưng chức năng của bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong lại không hoàn toàn giống nhau. Cùng tìm hiểu sự giống và khác của bộ phận lưu trữ máy tính trong và ngoài. Đồng thời cùng tìm đáp án cho câu hỏi có nên dùng bộ nhớ ngoài không nhé.
Có nên dùng bộ nhớ ngoài không?
Lưu trữ dữ liệu – Chức năng của bộ nhớ ngoài cơ bản nhất
Bộ nhớ ngoài là những thiết bị rời, không nằm bên trong thùng máy tính, được sử dụng để lưu trữ dữ liệu bên ngoài, cho phép lưu trữ vĩnh viễn thông tin rộng.
→ Chức năng của bộ nhớ ngoài: Lưu trữ thông tin, dữ liệu cho máy tính.
Vì có thể tháo rời, có thể mang theo nên chúng vẫn có được sử dụng cho những máy tính khác. Tốc độ đọc ghi của những thiết bị được sử dụng như bộ ngoài thường khá chậm nếu so sánh với bộ nhớ trong.
Một số thiết bị dùng ngoài được sử dụng để mở rộng bộ nhớ lưu trữ cho máy tính như:
- USB, thẻ SD, DVD: được sử dụng để lưu trữ, sao lưu dữ liệu, chia sẻ file sang những máy tính khác. Chúng dễ dàng được mang theo bên mình.
- Ổ cứng USB, Ổ đĩa cứng: được sử dụng để lưu trữ các phần mềm, file nặng, game.
Ngoài những thiết bị cơ bản trên, với những ai cần lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ thì sẽ không xa lạ gì với RAID. Đây là hình thức giúp ghép nhiều ổ đĩa cứng vật lý thành một hệ thống ổ cứng có chức năng gia tăng tốc độ đọc/ghi dữ liệu.
Chia sẻ “gánh nặng” với bộ nhớ trong
Có nên dùng bộ nhớ ngoài không? Trong một số trường hợp, với những dự liệu cần lưu trữ tạm thời tại bộ nhớ trong nhưng chưa dùng đến sẽ được chuyển sang là ổ cứng (một dạng bộ nhớ ngoài). Việc chia sẻ này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho RAM, giúp máy máy hoạt động ổn định hơn.
Một máy tính có nhiều chương trình, phần mềm nặng, việc đầu tư một ổ đĩa cứng dung lượng lớn sẽ giúp máy khởi động nhanh hơn, hoạt động mượt mà hơn. → Các PC máy tính hiện nay đều có ổ đĩa cứng.
Chức năng của bộ nhớ ngoài không chỉ dừng lại ở việc lưu trữ dữ liệu mà còn đảm bảo máy hoạt động nhanh chóng, ổn định hơn. Việc đầu tư thiết bị lưu trữ ngoài chất lượng thực sự cần thiết.
Phần sau của bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn cách chọn ổ đĩa cứng sao cho tiết kiệm, phù hợp với nhu cầu.
Hướng dẫn bạn lựa chọn ổ cứng phù hợp với nhu cầu
Giữa SSD và HDD nên chọn gì?
SSD và HDD là 2 loại ổ cứng phổ biến nhất hiện nay. Ưu điểm của HDD là giá thành rẻ hơn, bạn có thể mua được ổ dung lượng vài TB với mức giá rẻ. Tuy nhiên hạn chế của HDD lại là tốc độ đọc ghi, độ bền, tính ổn định lại kém hơn nhiều so với SSD.
Một vài lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn chọn được loại ổ cứng phù hợp với mình:
Khi nào nên mua ổ cứng HDD?
Nếu nhu cầu lưu trữ, down load lượng lớn hình ảnh, video… bạn nên lựa chọn ổ cứng HDD để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, nên chọn HDD nếu bạn là người dùng phổ thông, không có yêu cầu quá cao về tốc độ đọc ghi của ổ cứng.
Có nên mua ổ cứng SSD
Nên lựa chọn ổ cứng SSD nếu bạn là kỹ sư, dân thiết kế, gamer… những người thực sự muốn sở hữu loại ổ cứng hoạt động ổn định, chuyên nghiệp. Tốc độ đọc ghi nhanh của SSD sẽ giúp bạn xử lý những tác vụ nặng cách mượt mà.
Thêm vào đó, nếu chú trọng nhiều đến âm thanh thì bạn cũng nên lựa chọn ổ SSD. Ưu điểm của ổ SSD là không phát ra tạp âm trong quá trình sử dụng.
Cân nhắc về dung lượng của ổ cứng
Dung lượng ổ cứng là điều quan trọng thứ 2 nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí. Với một máy tính cơ bản, dung lượng 128GB là đủ nhưng với những máy tính sử dụng đồ họa thì ngưỡng tối thiểu là 256GB. Dung lượng ổ cứng phải đủ lớn bạn mới có thể lưu trữ được những phần mềm nặng của Adobe, Autodesk…
Nếu đầu tư một ổ SSD 256GB là “quá sức” với bạn thì bạn cũng có thể mua 1 ổ HDD và SSD để sử dụng cùng lúc. SSD để chạy phần mềm, còn HDD để lưu trữ dữ liệu.
Lựa chọn thương hiệu ổ cứng đáng tin
Chất lượng ổ cứng cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tính ổn định, tốc độ xử lý của ổ cứng → Nên lựa chọn những thương hiệu cung cấp ổ cứng chất lượng như: Kingston, Samsung…
Trên đây là bài viết phân tích đầy đủ về chức năng của bộ nhớ ngoài và cách lựa chọn thiết bị hỗ trợ lưu trữ thông tin, dữ liệu phù hợp với nhu cầu, tiết kiệm chi phí. Hy vọng sau bài viết bạn đã biết được có nên dùng bộ nhớ ngoài không. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này!